Xử Lý Xe Khách Biển Số Lào, Campuchia “Nhảy Dù” Cạnh Tranh Ở Lâm Đồng
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện một số xe khách 45 chỗ mang biển số Lào và Campuchia hoạt động kinh doanh dịch vụ, hợp đồng đưa đón khách tham quan trong tỉnh và liên tỉnh. Cảnh sát giao thông Công an TP.Đà Lạt và Thanh tra giao thông - Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo trật tự - an toàn giao thông, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phương tiện với xe khách địa phương.
Thông tin từ Công an TP.Đà Lạt, được biết, tháng 1-2024, qua tuần tra kiểm soát, Đội CSGT- Trật tự đã phát hiện, lập biên bản xử phạt hành chính nhiều xe khách biển số Lào và Campuchia lưu hành tại một số điểm du lịch, tuyến phố Đà Lạt với các lỗi chủ yếu: lưu hành trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định, không có giấy phép kinh doanh.
Trung tá Nguyễn Văn Hùng - Đội trưởng Đội CSGT Công an TP.Đà Lạt, cho biết: "Qua phản ánh của người dân và quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng đã buộc dừng, kiểm tra phương tiện, phát hiện lỗi vi phạm nào thì xử phạt lỗi đó. Đến nay, với các phương tiện xe biển số Lào, Campuchia, hồ sơ thể hiện, mức phạt tối đa là 4 triệu đồng, tước bằng lái xe 2 tháng đối với tài xế, đồng thời buộc phải tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam. Nếu chủ các phương tiện trên còn tái phạm hoặc nhận thấy tình hình phức tạp, chúng tôi sẽ kiến nghị cấp trên có biện pháp xử lý nghiêm nhằm chấp dứt tình trạng này".
Theo Nghị định thư Liên vận giữa Việt Nam và Lào, xe ô tô của hai nước được phép lưu trú trên lãnh thổ của nước bạn gọi là "tạm nhập" với thời gian tối đa là 30 ngày. Hết thời hạn trên, các xe này phải ra khỏi lãnh thổ nước bạn, gọi là "tái xuất". Nhưng trên thực tế, nhiều chủ phương tiện đã lợi dụng việc này để mua xe hoạt động kinh doanh dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam đến quá thời hạn 30 ngày cũng không chấp hành tái xuất, cạnh tranh không lành mạnh, thi ếu tính công bằng với các phương tiện trong nước.
Chủ của một số công ty vận tải hành khách ở Lâm Đồng bức xúc phản ánh: "Một chiếc xe 45 chỗ biển số Lào, Campuchia giá rẻ chỉ bằng 50% so với xe trong nước. Người mua kinh doanh lợi nhiều mặt, như: họ không đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải trong nước (do không được cấp phép) nên không phải nộp thuế, phí kinh doanh, phí bảo trì đường bộ, chi phí bến bãi... Do đó, họ hạ giá hợp đồng vận chuyển xuống rất thấp, cạnh tranh không lành mạnh với chúng tôi".
Một số người phản ánh, các trường hợp xe mang biển số Lào, Campuchia hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều. Cao điểm những ngày lễ, mùa du lịch có đến cả chục chiếc, di chuyển tại các tuyến đường nội ô và tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt, như: Thung lũng Tình yêu, Vườn hoa thành phố... Nhiều xe hợp đồng chở các đoàn khách, học sinh từ chúng tôi lên Đà Lạt tham quan hoặc từ Đà Lạt đi c 5;c huyện, tỉnh, thành khác. Đa số là các xe chở du khách từ chúng tôi lên Đà Lạt.
Theo ông Nguyễn Văn Gia - Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, được biết, những chiếc xe này thuộc thẩm quyền của Tổng cục đường bộ Việt Nam cấp giấy phép. Mới đây, Sở GTVT nhận được văn bản của Tổng cục đường bộ Việt Nam (gửi đến nhiều tỉnh, thành) về việc kiểm tra, xử lý các phương tiện của Việt Nam và Campuchia tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quá hạn chưa tái xuất hoặc tái nhập; Sở GTVT đã gửi văn bản đến Công an Lâm Đồng nhờ phố i hợp kiểm tra, xử lý.
Thanh tra Sở GTVT cho biết, đã phối hợp với cơ quan Công an kiểm tra các phương tiện này, chiếu theo Nghị định 100/2024/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), phát hiện lỗi vi phạm đều xử phạt nghiêm minh.
Lãnh đạo Phòng quản lý phương tiện Sở GTVT Lâm Đồng, cho biết, đơn vị không quản lý các phương tiện không thuộc diện có đăng ký, cấp phép hoạt động trên địa bàn nên khi có ý kiến phản ánh của các ngành chức năng sẽ tham mưu lãnh đạo Sở kiến nghị UBND tỉnh và cấp trên có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn, trật tự trong hoạt động của phương tiện.
Lãnh đạo phòng này cũng nêu quan điểm: "Theo tôi là cứ xử phạt thật nặng, thật nghiêm đối với các lỗi vi phạm; chủ phương tiện, tài xế sẽ không dám tái phạm".
Được biết, tại một công văn của Cục hải quan Tây Ninh gửi đến Tổng Cục đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT và Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an; sau đó là các công văn gửi đến Sở GTVT, cơ quan Công an tại nhiều tỉnh, thành về việc truy tìm nhiều phương tiện quá hạn chưa tái xuất hoặc tái nhập trong năm 2024. Những chiếc xe này được cấp phép vào Việt Nam trong hạn 30 ngày, nhưng sau đó không chịu tái xuất về nước, không rõ lưu hành ở tỉnh, thành nào.
Ngoài ra, không chỉ xe biển số Lào, Campuchia vào Việt Nam "không chịu về", mà nhiều xe biển số Việt Nam sang nước bạn cũng "không chịu về", để đến lúc bị lực lượng chức năng truy tìm, xử phạt!